Archive | Uncategorized RSS for this section

New new

Few…
Sau một hồi, setting gần như tất cả, cuối cùng đã xong.
Từ hôm nay nay sẽ tập tành viết lách, suy nghĩ, phân tích, blah blah…

HÀNH TRÌNH CỦA CÁT

Có lẽ thỉnh thoảng bạn vẫn nghe được ai đó nhắc đến Silic, Silicon, bán dẫn, CPU… và bạn biết được rằng chúng rất quan trọng cho thế giới công nghệ chúng ta hiện nay, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi rằng các chất bán dẫn được làm ra sao, CPU được tạo ra như thế nào hay chưa? Tinhte.com xin mời các bạn tham dự hành trình của môt hạt cát, từ khi nó nằm trên bãi biển đến khi chúng biến thành những bộ vi xử lý mạnh mẽ.

Bài viết dựa trên tài liệu của Intel.

Con đường thăng tiến nào phù hợp nhất với bạn?

Bạn là người trẻ tuổi, năng động và được sếp đánh giá cao về thành tích làm việc. Bạn cháy bỏng những ước vọng thành đạt và đang ấp ủ những kế hoạch thăng tiến sự nghiệp lớn lao. Thế nhưng, bạn đã xác định được cho mình con đường đi đến nấc thang thăng tiến cao nhất hay chưa? Và đâu là vị trí thăng tiến cao nhất phù hợp với bạn?

“Mình đang cân nhắc xem nên chọn vị trí của một chuyên gia trẻ hay một quản lý trung cấp. Càng lên cao, chuyên gia và quản lý càng khác nhau về tính chất công việc và mỗi vị trí đều có ưu và khuyết điểm riêng…” Đó là tâm sự của Hải Anh, một trưởng nhóm 26 tuổi. Anh vừa được sếp ưu ái dành cho hai cơ hội thăng tiến: trở thành một chuyên gia kiêm cố vấn dự án hoặc trở thành một nhà quản lý trung cấp. Tuy nhiên, anh không vội mừng vì có hai cơ hội thăng tiến cùng đến với anh. Anh cần cân nhắc kỹ lưỡng vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp lâu dài của mình. Ngoài ra anh sẽ phải trình bày thuyết phục với cấp trên về lý do lựa chọn một trong hai vị trí mới này và kế hoạch cụ thể của anh trong vai trò mới.

Nếu bạn là người trưởng nhóm trẻ tuổi này, bạn sẽ quyết định chọn con đường sự nghiệp nào cho mình?

Có ba đỉnh cao sự nghiệp mà bạn có thể cân nhắc chọn lựa để xây dựng nấc thang vươn tới. Đó là trở thành một chuyên gia/cố vấn, nhà quản lý cấp cao hoặc chủ doanh nghiệp. Ba vị trí “đỉnh” này khác nhau như thế nào?

Hiên nay vẫn còn quan niệm cho rằng chỉ cần thạo việc là nhân viên trẻ sẽ được cất nhắc lên vị trí quản lý, từ sơ cấp rồi lên dần trung cấp và cao cấp. Thật ra, càng lên vị trí quản lý cấp cao người lao động càng cần kỹ năng lãnh đạo, quản trị hơn là chuyên môn nghiệp vụ vì người lãnh đạo giỏi là người biết dùng đúng người đúng việc, kể cả quản lý được người giỏi chuyên môn hơn mình nhằm đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Người quản lý trung cấp chủ yếu chỉ cần có khả năng theo dõi công việc và “quản chặt” nhân viên, lập và thực hiện tốt các kế hoạch. Trong khi đó, nhà quản lý cấp cao cần có nghệ thuật thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, tạo sự đổi mới mang tính đột phá trong công việc, lập chiến lược, quyết đoán và linh hoạt trong xử lý công việc…

Hiện tại mức lương dành cho các vị trí quản lý cấp cao như giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc dự án, giám đốc sản xuất… đạt không dưới 2.500 đô la/tháng và thậm chí mức lương 7.000 đô la/tháng vẫn chưa là “đỉnh” trên thị trường.

Đỉnh cao sự nghiệp không chỉ là các vị trí quản lý cấp cao mà còn là các vị trí chuyên gia như nhà nghiên cứu, cố vấn…. Một chuyên gia phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu rộng, luôn cập nhật thông tin mới nhất, có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao tay nghề. Nếu một chuyên gia là một cố vấn thì sẽ cần thêm kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết phục…

Nếu không chọn con đường trở thành người làm thuê cấp cao, bạn có thể phấn đầu trở thành chủ doanh nghiệp bằng cách tự mình lập công ty riêng. Để đạt được điều đó, ngoài am hiểu về lĩnh vực kinh doanh, có năng lực lãnh đạo…, bạn còn phải là mẫu người nhạy bén và dám mạo hiểm, biết quản lý rủi ro và những thay đổi ngoài dự tính. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến thực tế là không ít công ty đã phải giải tán vì lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm nên sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Lãnh đạo cũng có thể không chuyên nghiệp trong quản lý nhân sự khiến các cộng sự mất lòng, không hợp tác. Như vậy, bạn không nên vội lập công ty riêng trước khi có năng lực vững vàng, nhất là về mặt quản lý.

Chuyên gia, quản lý cấp cao, chủ doanh nghiệp là 3 đỉnh cao thông thường của sự nghiệp. Chúng như 3 đỉnh của hình tam giác mà người lao động trẻ đang đứng ở giữa. Để thành công, bạn cần xác định trước đích đến sự nghiệp để có kế hoạch phấn đấu cụ thể lâu dài. Điều đó đóng vai trò rất quan trọng đối với thành công của bạn như tâm sự của một nhà quản lý trẻ “Để thành công trong sự nghiệp, bạn cần xác định được mình là ai, mình muốn gì, và làm sao để đạt được điều mình muốn thông qua xây dựng các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.”

Theo Vietnamworks

10 câu nói bất hủ của Bill Gates

Trước khi về hưu vào tháng 7/2008, Bill Gates đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Biết đâu nhờ học hỏi những lời khuyên bổ ích này, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?

1. “Cuộc sống vốn không công bằng – Hãy tập quen dần với điều đó.”

Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi.

2. “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”

Lòng tự trọng thái quá có thể sẽ gây khó khăn cho công việc của bạn. Đừng quá đề cao lòng tự trọng của mình vì điều người ta quan tâm là bạn đạt được gì, chứ không phải là lòng tự trọng.

3. “Bạn sẽ không thể kiếm được 40.000 USD/năm ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Bạn cũng không là một ông sếp lớn có điện thoại gắn trên ô tô cho đến khi bạn kiếm được hai thứ đó.”

Thường thường, bạn không thể giàu có nếu chỉ vừa mới tốt nghiệp trung học.

Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý cấp cao, bạn cần có cả hai: bằng tốt nghiệp trung học và tiền bạc.

4. “Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền.”

Đừng than vãn rằng sếp của bạn khó tính quá. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn bạn gặp phải đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm. Đơn giản là vì nếu không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm gì và nhanh chóng thất nghiệp. Và lúc này cũng sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

5. “Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có mà ta thán về lỗi lầm của bạn, hãy rút kinh nghiệm từ chúng.”


Đừng quy thất bại của bạn cho định mệnh. Tất cả những gì bạn cần hiện giờ là giữ bình tĩnh và bắt đầu lại từ đầu

6. “Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng “đáng chán” như bây giờ. Bố mẹ đã trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo bạn sạch sẽ và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi cằn nhằn bố mẹ điều gì thì hãy dọn dẹp buồng ngủ của bạn cho ngăn nắp đi đã.”

Bạn nên thể hiện lòng biết ơn của mình với bố mẹ vì đã dành phần lớn cuộc đời nuôi bạn khôn lớn. Sự “cổ lổ sĩ” của bố mẹ bạn ngày nay là cái giá họ phải trả cho sự lớn khôn của bạn.

7. “Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế đâu.”

Hãy tự nhủ rằng bạn luôn có thể trở thành người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có nhiều động lực hơn để phấn đấu cho sự nghiệp của mình.

8. “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.”

Đừng luôn ngóng chờ các ngày nghỉ lễ, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp của mình. Sự tụt hậu này đồng nghĩa với sự đào thải và thất nghiệp.

9. “Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để đi làm việc.”

Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.

10. “Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được ngày sau và khi đó bạn có thể phải làm việc cho một kẻ như vậy.”


Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu.

Theo Vietnamworks

Bốn bí mật của một nhân viên IT thành đạt

Để chắc chắn leo lên nấc thang nghề nghiệp nhanh chóng và dễ dàng, bạn cần phải chiếm được lòng tin của đồng nghiệp và chứng tỏ khả năng thăng tiến.

Thành công không hề dễ dàng hay đơn giản. Thậm chí ngay cả thời điểm tốt nhất, công sở tràn ngập điều kiện làm việc thay đổi, mánh khóe quyền lực và giới hạn dành cho sự thăng tiến. Và tất cả những điều này không phải là thời điểm tốt.

Thế nhưng cũng có nhân viên IT được chú ý theo đúng bản chất của mình mà không cần phải dựa vào mánh khóe gì cả. Vậy đâu là những bí mật đằng sau thành công của họ? Làm thế nào một số lãnh đạo IT tỏa sáng?

Ngoài những điều cơ bản – năng lượng, lòng nhiệt thành, đam mê cho công việc – theo các nhà tuyển dụng và các Giám đốc thông tin (CIO), có 4 cách cư xử sau đây có thể đẩy bật thành công của bạn.

1.Hãy đối xử tốt với người dùng cuối (end users)

Đầu tiên và quan trọng nhất: Nếu bạn muốn tiến về phía trước, đừng khiến cho người khác cảm thấy họ ngu ngốc. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng IT, những người mà kiến thức chuyên môn kỹ thuật cũng có thể tạo ra mối nguy hiểm đó.

Theo John Murphy, CIO của Hard Rock Hotel & Casino, Biloxi, Miss., “Những người ngoài IT không cần phải hiểu từ chuyên môn kỹ thuật, vì vậy bạn cần phải trình bày thông tin theo cách mà họ hiểu và những gì có thể đem lại cho công ty.” Khả năng đó của Murphy đã giúp ông nằm trong ban điều hành với những cộng sự loại C khác. “Tôi có thể diễn giải các thông tin kỹ thuật cho họ theo cách mà họ hiểu và hòa nhập vào theo cách có lợi nhất cho mọi người.”

Theo Randy Jackson, CIO của thành phố Surprise, Arizona, cho biết, hiểu được công nghệ hòa nhập vào đời sống của người dùng như thế nào là chìa khóa cho các giải pháp IT sáng tạo.

Nghĩ nát óc về việc làm cách nào cho mọi người hiểu bạn đang nói gì có vẻ như là hiển nhiên trong các buổi thuyết trình quan trọng, làm được việc đó ngày này qua ngày khác có thể còn thử thách hơn. Nhưng đừng bỏ qua những phản ứng nhỏ nhặt tích lũy lại. Theo Gerard McNamara, Cộng sự điều hành tại Heidrick and Struggles, một công ty tuyển dụng các nhà điều hành “Bạn lúc nào cũng hình thành suy nghĩ về mọi người.” Trong những mối quan hệ hàng ngày đó có thể tiềm ẩn những cơ hội để bạn chứng tỏ bản thân bằng năng lượng, lòng nhiệt tình và tính dễ thương của mình. Theo cách này, khi có một việc làm cao cấp hơn mở ra, sự ủng hộ bạn vào vị trí này sẽ xuất hiện – không chỉ từ sếp mà còn từ những lãnh đạo cấp cao hơn. “Chúng ta đều là con người, chúng ta chọn những người chúng ta thích.”

Để chắc chắn là sự đáng yêu của bạn nổi bật, hãy tập trung vào thái độ cởi mở, suy nghĩ thoáng. Phải thực sự lắng nghe người khác nói và xử lý những thông tin bạn nghe. Thái độ đó hàm chứa sự tôn trọng, và bạn cũng có thể có cách giải quyết mà bạn chưa hề có.

Các vấn đề với người dùng cuối – dù lớn dù nhỏ – đều là những cơ hội để xây dựng mối quan hệ có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn. Nó chính là cách mà bạn xử lý những tình huống mà tạo ra sự khác biệt. “Đừng làm cho người dùng cuối cảm thấy ngốc nghếch vì không hiểu, hãy làm họ cảm thấy dễ chịu khi đến với bạn và hỏi vấn đề ở đây là gì.”

2.Vượt qua lĩnh vực IT và học hỏi về kinh doanh

Những lãnh đạo IT muốn phát triển phải trở thành những người hiểu biết chuyện kinh doanh. Không chỉ để nói chuyện phiếm. Không hiểu được đời sống của những người dùng doanh nhân, gần như không thể đưa ra được giải pháp công nghệ tối ưu.

Marc Probst, CIO của Intermountain Healthcare, lý giải phần lớn thành công của ông là nhờ vào hiểu được vai trò của IT trong quá trình làm việc của người dùng cuối. Ông cho rằng đội ngũ IT muốn leo thang sự nghiệp phải “tham gia tích cực vào các lĩnh vực khác của kinh doanh.” Để hiểu được sâu sắc các vấn đề của y tá/bác sĩ và làm cách nào một nhân viên IT có thể giải quyết chúng, ông gặp đội ngũ y bác sĩ đều đặn, thậm chí còn đi theo họ khi xem bệnh. Ông cũng đã thành công khi giảng dạy công nghệ cho họ. Phương châm của ông về chủ đề này với đội nhân viên khá rõ ràng: “hãy tham gia vào những người dùng doanh nghiệp”. Ông nói “Đi đến từng người, gặp gỡ họ và nhóm làm việc của họ.”

Jackson cũng xem những lời khuyên này tối cần thiết. “IT ảnh hưởng từng phòng ban trong chính quyền thành phố, vì vậy chúng ta cần hiểu những bộ phận đó làm việc như thế nào và cách tốt nhất để đưa dịch vụ công nghệ đáp ứng nhu cầu của họ.” Ông cho biết muốn đội của mình “đưa đến khách hàng một công cụ mà họ chưa từng nghĩ đến, mà họ nhìn vào và nói ‘Ồ, tôi vui vì đã tìm đến anh.’” Điều này chỉ có thể khi bạn hiểu được những nhóm khác được điều hành như thế nào và những thách thức của họ. Phát triển mối quan hệ hòa hảo như thế cũng khiến cho các người dùng doanh nghiệp gạt bỏ ý định thành lập phòng IT riêng. “Nếu bạn không giải quyết vấn đề của họ tốt, họ không còn cần đến bạn nữa.”

3.Hiểu được mục tiêu và cơ cấu của tổ chức

Nếu muốn leo nấc thang thành công, bạn cần tạo ra IT chiến lược, Để làm được điều này, bạn cần phải biết những nhà quản lý cấp cao nhất đánh giá điều gì. “Mỗi công ty có một văn hóa. Và những nền văn hóa đó thưởng những điều khác nhau.”

Chìa khóa để tiến lên là biết được phải ưu tiên điều gì. Ví dụ như, biết được những dự án nào để tình nguyện nhận và làm cách nào đưa chúng đến cấp trên của bạn. “Biết được những gì mà doanh nghiệp cho là quý báu trở nên quan trọng hơn khi bạn tiến xa hơn. Vì vậy bạn phải hiểu được những mục tiêu, và làm cách nào sử dụng IT để đạt mục tiêu đó.” Ông khuyến khích những nhân viên IT không chỉ tìm kiếm cách để tạo ra giá trị mà cũng nên phản ứng khi cơ hội tự đến.

Một nơi có thể đạt được điều này là ngân sách dành cho IT. Probst cho biết “Quản lý IT như một P&L là chìa khóa để tiến lên.” IT nên là cách tăng giá trị và giúp phân biệt doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không thể nếu mục tiêu của một lãnh đạo IT đơn giản chỉ là tiết kiệm tiền. Xây dựng vào ngân sách đó là những gì bạn cần làm để tạo ra giá trị. “Trong các báo cáo trực tiếp của tôi, 80% là dành cho điều đó.”

4.Tạo niềm tin nơi sếp

Lòng tin là chất keo kết dính mối quan hệ trong và ngoài công việc. Không có nó, tiến lên là điều gần như không thể. Và giao tiếp thành thật là một phần to lớn trong việc xây dựng niềm tin với giám đốc. Hãy chia sẻ tin tốt cũng như tin xấu.

Hãy tránh che giấu tin xấu về một dự án hoặc một nhiệm vụ. Bạn có thể nghĩ là đang tiết kiệm cho sếp. Nhưng Probst và các CIO khác cho biết tốt nhất là chia sẻ quá nhiều hơn là thiếu thông tin. “Lời khuyên ở đây là biết được chia sẻ khi nào và bắt đầu từ đâu.”

Probst khuyên hãy ngồi xuống và nói chuyện với quản lý về cách giao tiếp khi có vấn đề xảy ra. “Tôi không thích chuyện thông tin bị chọn lọc, giống như nó bị che giấu vậy. Điều này sẽ cản trở bạn tức thì. Tôi muốn biết điều gì đang diễn ra.”

Murphy cũng đồng ý với Probst. “Tôi muốn biết trước khi CEO của tôi gọi và kể tôi nghe vấn đề là gì. Điều cuối cùng mọi người muốn là bị gạt sang bên.” Chia sẻ thông tin, khi thực hiện đúng, mang giá trị tôn trọng. “Tôi nghĩ tuân theo chỉ thị và không qua mặt cấp trên là rất quan trọng. Việc của cô/anh ấy là khiến cho bạn cao giá hơn trong tổ chức. Nếu bạn không có niềm tin đó bạn sẽ tìm kiếm ở người mà bạn có thể có.”

Theo Quan Trị Mạng/CIO